Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ISO 22000:2018 - VIETCERT

🌹🌹🌹 Ở bất cứ nước nào, đều có những quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung để có thể kiểm soát được chất lượng thực phẩm ngoài thị trường là sạch hay bẩn. Và ISO 22000 cũng là một cụm từ để chỉ những tiêu chuẩn quy định nhằm giúp những nhà chức trách có thể quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm một cách chính xác nhất. Trong bài viết này, VietCert sẽ bật mí cho bạn thêm nhiều điều thú vị hơn về ISO 22000 và những điều có thể bạn chưa biết.

🍄🍄🍄 Khái niệm

Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lí an toàn thực phẩm. 

Tiêu chuẩn này chỉ ra những điều một tổ chức cần làm để chứng minh khả năng kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm. ISO 22000 có thể được sử dụng bởi bất kì tổ chức nào ở bất kì qui mô hoặc vị trí nào trong lĩnh vực thực phẩm.

 

Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng bởi sự đóng góp của 187 quốc gia thành viên trên thế giới tạo ra. Nó được ban hành vào ngày 01/09/2005 và năm 2008 tại Việt Nam, được chính thức thừa nhận là tiêu chuẩn quốc gia.

👦👦👦 Đối tượng nào nên áp dụng ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất thực phẩmkinh doanh thực phẩm trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô; bao gồm:

  • Các nông trại, ngư trường và trang trại sữa;
  • Các nhà chế biến thịt, cá và thức ăn chăn nuôi
  • Các nhà sản xuất bánh mì, ngũ cốc, thức uống, thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp;
  • Các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm như nhà hàng, hệ thống cung cấp thức ăn nhanh, các bệnh viện và khách sạn và những nhà bán thực phẩm lưu động;
  • Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm lưu trữ và phân phối thực phẩm và cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm, phụ gia, nguyên vật liệu, dịch vụ dọn dẹp, vệ sinh và đóng gói.
  • Tóm lại, một phần hoặc toàn bộ các yêu cầu của ISO 22000 sẽ áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào tiếp xúc với ngành thực phẩm hoặc chuỗi thực phẩm.

📄📄📄 Trình tự xây dựng và chứng nhận ISO 22000:2018:

·        🔍 Khảo sát điều kiện ban đầu của doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất - chế biến.

·        🔍 Đào tạo và thành lập ban ISO.

·         🔍 Xây dựng hệ thống tài liệu cùng phân loại các tài liệu quan trọng và cần thiết.

·         🔍 Ban hành và áp dụng thử trong nội bộ.

·         🔍 Đào tạo ban đánh giá nội bộ.

·        🔍 Thực hiện đánh giá.

·        🔍 Họp xem xét lãnh đạo 

·       🔍  Đăng ký chứng nhận. 



🌾 Lợi ích của ISO 22000 đối với doanh nghiệp:

- Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Các doanh nghiệp đã được cấp “Giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.

- Tạo cơ hội hoà nhập với thị trường quốc tế

- Đáp ứng các yêu cầu pháp luật và các bên liên quan

- Đảm bảo an toàn thực phẩm – tạo niềm tin cho người tiêu dùng

- Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp

- Giảm chi phí trong mọi công đoạn sản xuất, kinh doanh



❔ Vì sao chứng nhận ISO 22000 lại quan trọng trong thời điểm này ?

1. An toàn thực phẩm

ISO 22000 có thể được áp dụng cho tất cả các tổ chức trong chuỗi thực phẩm. Từ khâu chăn nuôi, sơ chế đến chế biến, vận chuyển và lưu kho. Cũng như các khâu hợp đồng phụ bán lẻ, hoặc các tổ chức liên quan khác. Ví dụ như, xí nghiệp sản xuất thiết bị, bao bì, các chất làm sạch, phụ gia thực phẩm …vv.

An toàn thực phẩm liên quan đến sự tồn tại các mối nguy liên quan đến thực phẩm. Vì các mối nguy liên quan đến thực phẩm có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong chuỗi thực phẩm. Nên việc kiểm soát nghiêm ngặt toàn bộ chuỗi là tối cần thiết. Bởi vậy, an toàn thực phẩm là trách nhiệm chung và chỉ được đảm bảo chắc chắn bằng một sự cố gắng chung của tất cả các bên tham gia chuỗi.

2. Tiêu chuẩn quốc tế

Các tổ chức sản xuất, chế biến hay cung cấp thực phẩm đều nhận thấy yêu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về bằng chứng là họ có thể phát hiện và kiểm soát các mối nguy thực phẩm. Cũng như những điều kiện ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.

Vì vậy, nhiều nước như Đan mạch, Hà lan, Irelan, Uc và các nước khác đã xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia. và các tài liệu khác khuyến khích áp dụng, để phục vụ cho việc đánh giá các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Chính điều này đã dẫn đến nhiều nhầm lẫn nên cần phải thống nhất các tiêu chuẩn quốc gia này thành một tiêu chuẩn quốc tế. Đó là lý do vì sao năm 2001. Hội Tiêu chuẩn Đan Mạch đã đề nghị với Ban Thư ký ISO/TC34 về thực phẩm một đề tài mới về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Đó là lý do ra đời tiêu chuẩn ISO 22000.



Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, cũng như hỗ trợ một cách nhanh chóng và tốt nhất.

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT 

Hotline /Zalo: 0905.527.089

Fanpage: VietCert Centre

Website: www.vietcert.org